Tập hợp các mẹo giúp tăng tuổi thọ máy giặt công nghiệp, tiết kiệm điện khi sử dụng máy giặt và tiết kiệm chi phí sửa chữa máy giặt trong nhà bạn
1. Máy giặt đứng im khi đã bật nút khởi động
Kiểm tra đã nhấn công tắc nguồn POWER và nút khởi động START/PAUSE.
Kiểm tra dây điện nguồn có tiếp xúc tốt với ổ cắm hay không.
Kiểm tra nguồn điện đang sử dụng có bị hỏng không.
2. Nước không chảy vào máy giặt
Kiểm tra vòi cấp nước đã được mở chưa.
Kiểm tra nguồn nước cung cấp có bị cắt không.
Kiểm tra lưới kim loại ở ngõ nước vào có bị tắt nghẽn không.
3. Máy giặt không xả nước
Kiểm tra nắp máy giặt đã được đóng lại kỹ chưa.
Kiểm tra ống xả nước đã được đặt nằm xuống chưa.
Kiểm tra ống xả nước có bị nghẹt không.
Kiểm tra ống xả nước có bị nâng lên quá cao không (cao hơn 15cm so với mặt đất).
Kiểm tra độ dài ống xả nối thêm có dài quá không (dài hơn 3m)
4. Bảng điều khiển bị nóng lên khi máy đang hoạt động?
Do những phần bên dưới bảng điều khiển phát nhiệt khi máy giặt hoạt động.
5. Thời gian xả nước quá lâu?
Có thể ống xả nước có bị méo và biến dạng
Kiểm tra ống xả nước có được nối đúng như hướng dẫn không.
6. Bột giặt còn dính trên áo quần sau khi giặt?
Đã dùng quá nhiều bột giặt , bột giặt có thể tồn đọng trên quần áo.
Nhiệt độ của nước quá thấp. Nếu bột giặt khó hòa tan, hãy hòa tan chúng với nước ấm. Nhiết độ để hòa tan phải thấp hơn 40 độ C.
7. Máy giặt cấp nước ở tiến trình vắt?
Kiểm tra đồ giặt bị dồn về một phía và trở nên không cân bằng. Máy giặt sẽ tự động điều chỉnh trạng thái mất cân bằng.
8. Đồ giặt bị rách?
Kiểm tra có vật lạ như kẹp tóc, đồng tiền, kim kẹp giấy,… lẫn với đồ giặt làm rách quần áo.
Phải lấy hết các vật lạ ra.
Khi giặt các loại đồ giặt có đính kim tuyến, đồ lót nylon và sợi tổng hợp mỏng nên sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ.Hãy cột chặt các sợi dây dài và kéo các móc khóa trên quần áo lại vì chúng khi mở tung ra có thể gây hư hại cho đồ giặt hoặc thùng giặt.
9. Máy không vắt?
Kiểm tra nắp máy giặt đã được đóng lại kỹ chưa.
Kiểm tra đồ giặt có bị dồn về một phía của thùng vắt không. Điều chỉnh lại đồ giặt cho cân bằng.
Ống xả nước có bị nghẹt không.
10. Thời gian giặt quá lâu?
Tỷ lệ cấp nước dưới 15L/phút, tổng thời gian giặt sẽ lâu hơn bình thường.
Điều chỉnh nguồn cấp nước cho thích hợp.
Vệ sinh van cấp nước
Kiểm tra điện áp cấp cho máy (từ 220v-240V)
Kiểm tra các chế độ giặt.
11.Nước không chảy ra khỏi ống xả mặc dù đang ở chế độ xả tràn?
Đã cài đặt mức nước thấp hơn bình thường. Cài đặt lại mực nước cho thích hợp.
Áp suất nước thấp hơn bình thường. Điều chỉnh lại tỷ lệ cấp nước (tiêu chuẩn là 15L/phút)
12. Máy có tiếng kêu lạch cạch?
Thông thường các tiếng kêu lạ chủ yếu do các vật thể theo quàn áo đi vào trong máy. Nguyên nhân về kỹ thuật rất ít. Bạn nhớ nhắc mọi người trong gia đình kiểm tra kỹ quần áo trước khi cho vào trong máy.
Nếu tiếng kêu không hết sau khoảng từ 2 ~ 3 lần giặt bạn gọi đến trung tâm bảo hành gần nhất để được giũp đỡ.
13. Máy giặt cấp nước khi đang ở giữa tiến trình giặt hoặc xả?
Khi bạn bỏ thêm đồ giặt khi máy đang hoạt động
Khi mực nước không đủ.
Khi máy giặt điều chỉnh lại trạng thái cân bằng.
14. Máy không tự động tắt nguốn sau khi kết thúc quá trình giặt?
Có thể công tắc nguồn của máy đã bị kẹt. Bạn vui lòng liên hệ với trung tâm bảo hành gần nhất để được giúp đỡ.
15. Khi máy giặt bị rò điện?
Nối mát cho máy. Đảo lại vị trí dây nguồn
16. Khi máy giặt xả nước liên tục?
Máy giặt của bạn có triệu chứng bị kẹt van xả do các vật thể lạ theo quần áo đi vào trong máy.
Nếu mức độ rò rỉ thấp, bạn cứ giặt bình thường sau một thời gian vật thể sẽ theo nước trôi ra.
Nếu rò lớn, vui lòng liên hệ với trung tâm bảo hành để được giúp đỡ.
17. Khi máy giặt kêu to, rung mạnh?
Kê lại máy cho chắc chắn. Quần áo trong thùng giặt bị xoắn rối gây mất cân bằng
Tạm dừng máy, tơi đều quần áo sau đó tiếp tục quá trình giặt. Kê máy xa các góc có thể cộng hưởng âm thanh làm máy kêu to hơn
18. Sử dụng gia đình nên mua máy giặt mấy kg là vừa?
Tùy vào số lượng nhân khẩu trong gia đình và số lượng thường giặt nhiều hay ít . Tuy nhiên, trung bình chọn loại 5-6,5 Kg là vừa đủ. Đồ bị vấy bẩn nhiều, nên ngâm ở ngoài trước rồi mới cho vào máy giặt có cho hiệu quả? Điều đó rất cần thiết, nhưng nhiều trường hợp “tiếc” nước ngâm xà phòng nên đổ luôn cả thau nước và đồ vào máy, gây tràn lan ra ngoài, vấy xuống phần motor dễ dẫn đến cháy hoặc ướt làm chạm các mạch điện tử gây hư. Do đó, sau khi ngâm cần vắt khô áo quần mới bỏ vào máy và không tận dụng lại nước xà phòng.
19. Làm thế nào để tiết kiệm điện cho máy giặt khi sử dụng?
Để tiết kiệm điện năng khi sử dụng máy giặt cần lưu ý: Thông thường quần áo dạng sợi tổng hợp hay hàng tơ, lông nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt từ 6-8 phút; nếu quần áo quá bẩn thì giặt từ 10-12 phút. Sau đó chuyển sang chế độ xả. Rút ngắn thời gian sử dụng hợp lý ngoài việc tiết kiệm điện, nước còn kéo dài tuổi thọ của cả quần áo và máy.
Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20 phút bên ngoài, chà sạch các cổ áo sau đó cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của nước và quần áo là 20:1 là ở chế độ tiết kiệm. Nên dùng bột giặt ít bọt nhưng có năng lực tẩy rửa cao khi giặt bằng máy. Điều này làm cho khi xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.
Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki… mới dùng chế độ giặt mạnh. Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài).
20. Nhiệt độ thích hợp để giặt là bao nhiêu?
Nếu phải giặt bằng nước ấm, nhiệt độ thích hợp nhất dùng cho máy giặt là 40 oC. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt vào quần áo và lôi kéo chất bẩn ra ngoài. Nếu nước nóng quá, sẽ làm quần áo bị biến hình, nhăn nhúm, mất tính đàn hồi.
Bài viết liên quan: