Cảnh báo người dùng phải biết khi sử dụng máy sấy quần áo

Vận hành máy sấy quần áo chỉ cần một vài thao tác đơn giản, cơ bản như: kiểm tra nguồn điện, bật nguồn, chọn chương trình sấy phù hợp và bắt đầu sấy. Tuy nhiên để sử dụng làm sao cho hiệu quả, cho an toàn là ở một góc độ khác mang tính chất nghề nghiệp, kỹ thuật và tuân thủ hướng dẫn .

sử dụng máy sấy quần áo

Khi sử dụng máy sấy quần áo công nghiệp cần lưu ý những điểm cơ bản sau:

  • Sấy đúng công suất của máy: thông thường trên cửa của máy sấy sẽ có đánh dấu mức sấy hiệu quả của máy khi chúng ta cho đồ. Chúng ta không cho quá nhiều đồ sấy, quá tải lồng sẽ gây nên việc sấy đồ lâu khô, đồ sấy bị nhăn và hệ quả nghiêm trọng nhất về lâu dài đó là sệ lồng, hỏng ổ trục, ổ bi, bạc đạn lồng. Để sửa chữa sự cố này mất nhiều công sức, thời gian và chi phí.
  • Vệ sinh lưới lọc máy sấy quần áo thường xuyên: số lần, số ngày cần thiết để bắt đầu vệ sinh máy sấy phụ thuộc nhiều vào tần suất sử dụng máy, loại đồ sấy. Nếu máy sử dụng chuyên để sấy đồ ga trải giường, vỏ gối thì lượng bụi, bông sẽ ít hơn so với việc sấy các đồ vải như khăn tắm, khăn mặt, khăn spa, chăn lông…những loại đồ vải này sẽ có nhiều sợi bông, sợi bụi vải. Thông thường lưới lọc máy sấy sẽ được vệ sinh định kỳ 1 lần/ngày vào thời điểm cuối ngày. Nếu không vệ sinh lưới lọc, bụi vải sẽ bám vào lưới lọc, không khí nóng không thể thoát ra ngoài được dẫn đến điện trở nhiệt bị quá tải, tốn điện và gây cháy điện trở do không thể giải nhiệt.
  • Khi cháy điện trở những mảnh điện trở nóng sẽ rơi vào đồ vải trong lồng sẽ gây cháy sém, thủng đồ và nguy cơ hỏa hoạn xảy ra sẽ rất cao. Điều mà không ai mong muốn trong việc kinh doanh sản xuất.
  • Mở cửa lồng sấy sau mỗi ngày làm việc, tuyệt đối không được tắc trách, làm việc cẩu thả trong khi sấy. Một số trường hợp làm việc tại những nơi như phòng giặt bệnh viện, khách sạn, khi hết ca làm việc, người vận hành đôi lúc bật máy sấy mẻ cuối sau đó tự động về khi hết giờ, trong khi đó mẻ sấy chưa hoàn thành. Việc này là cực kỳ tối kỵ bởi vì sau khi sấy, đồ trong lồng vẫn còn nhiệt, nếu cửa lồng vẫn đóng và không lấy đồ ra, nhiệt trong lồng sẽ không thoát ra được trong khi đó lồng sấy vẫn còn nóng, khả năng gây ra chập cháy là rất cao. Tuyệt đối không được để sự việc này xảy ra.
  • Kiểm tra đường thoát máy thường xuyên, nếu đường thoát bị tắc sẽ dẫn đến khí không thoát ra được, máy sấy sẽ báo lỗi, nên có van 1 chiều để tránh các động vật gặm nhấm chui qua đường ống thoát vào cắn phá dây điện, linh kiện của máy. Nếu đường ống thoát dài, nên lắp thêm quạt hút ra ngoài để khí thoát được lưu thông.
  • Lưu ý việc đảo pha của máy sấy, trong một số trường hợp tại đơn vị sử dụng, sau khi kỹ thuật sử chữa một hạng mục điện nào đó vô tình đảo pha của máy sấy, lúc này sẽ khiến cho máy sấy bị ngược pha và không thể vận hành, máy sấy công nghiệp sẽ báo lỗi trên màn hình.

Để lại một bình luận